Đặc điểm của tiền làm bằng polymer Tiền polymer tại Việt Nam

Tiền giả có xu hướng gia tăng với diễn biến phức tạp và thực sự trở thành vấn nạn trên toàn thế giới, các quốc gia đều quan tâm nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới để nâng cao khả năng chống giả của đồng tiền. Việc thường xuyên thay đổi, bổ sung các mẫu tiền mới trong lưu thông là một biện pháp chống giả hữu hiệu mà các nước đã áp dụng.[2]Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi nghiên cứu đưa ra loại tiền polymer có khả năng chống giả, có độ bền cao hơn, dễ cho người sử dụng nhận biết tiền giả hơn, khó làm giả hơn theo họ vì theo họ:

Chống làm giả

Tiền giấy làm bằng cotton của Việt Nam trong những năm gần đây bị làm giả quá lớn, với tỉ lệ cao hơn tiêu chuẩn lưu thông tiền tệ của thế giới (trên 1 triệu đơn vị tiền tệ mà có 150 đồng tiền giả thì đồng tiền ấy phải đưa ra khỏi lưu thông, ở Việt Nam, tiền giả cotton mệnh giá 100.000 đồng ở mức 169 đến 416 tờ, loại 50.000 đồng là 106 đến 370 tờ).

Sử dụng chất liệu polymer để in tiền sẽ tạo điều kiện nâng cao khả năng chống làm giả tiền. Điều này theo Thống đốc Ngân hàng là đã được thừa nhận trên thế giới và theo ông ngay cả những tổ chức phản động chống Việt Nam ở nước ngoài chuyên tung tin đồn thất thiệt về chuyện đổi tiền ở Việt Nam cũng đã phải thừa nhận tiền polymer có độ chống giả rất cao.[3]

Có độ bền cao

Giấy nền polymer có độ bền cơ học cao (chẳng hạn như khó dùng tay không để xé rách tờ bạc). Đây là yếu tố rất quan trọng làm tăng độ bền của đồng tiền. Cao gấp 2 đến 3 lần tiền cotton. Viện Khoa học hình sự Bộ Công an kiểm nghiệm và kết luận độ bền của tiền polymer cao hơn so với tiền cotton 3-4 lần.

Chi phí hợp lý

Tiền polymer khó rách hơn, không thấm nước nên độ bền, tuổi thọ của đồng tiền sẽ dài hơn. Mặc dù chi phí tính toán để in được đồng tiền polymer cao gấp đôi tiền cotton.

Bảo đảm sức khỏe

Việc lựa chọn chất liệu này để in tiền còn xuất phát từ điều kiện khí hậu và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay của Việt Nam. Loại giấy polymer cũng không có cấu tạo sợi nên bề mặt không xốp. Tiền polymer được phủ lớp véc-ni nên tiền polymer không hút ẩm, giữ ẩm hay các chất bẩn khác. Do vậy, so với tiền giấy tiền polymer sạch hơn, ít gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người sử dụng và môi trường, nhất là trong điều kiện khí hậu Việt Nam và tập quán sử dụng tiền mặt hiện nay.[4]

Phù hợp hệ thống

Giấy polymer có khả năng thích ứng với các thiết bị xử lý tiền, như máy ATM, máy đếm tiền, tuyển chọn tiền... như đối với tiền giấy

Bảo vệ người dân

Việc phát hành những loại tiền polymer mới sẽ góp phần nâng cao chất lượng và khả năng chống giả của đồng tiền Việt Nam, bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng đồng tiền. Song thực tế sau khi phát hành tiền polymer không hẳn đã có nhiều ưu điểm như Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã nhận định ban đầu.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tiền polymer tại Việt Nam http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2003/12/3B... http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/08/3B... http://vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2004/08/3B... http://www.congnghein.org/tin_cong_nghe_in/cong_ng... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?Artic... http://www.sbv.gov.vn/ https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/co-loi-t...